Tổng quan về ăn dặm kiểu Nhật dành cho trẻ giai đoạn từ 9-11 Tháng
Như phần trước chúng ta đã tập làm quen với việc cho trẻ ăn dặm kiểu nhật giai đoạn từ 7-8 tháng, bài viết sau đây mình sẽ giới thiệu cho các mom biết về những lưu ý cũng như cách chế biến đồ ăn dặm kiểu nhật cho bé trong giai đoạn từ 9-11 tháng. Nào chúng ta cùng bắt đầu nhé.

Kỹ năng ăn uống của trẻ trong giai đoạn từ 9-11 tháng
Ở giai đoạn này trẻ có thể điều khiển lưỡi 1 cách điêu luyện, khi bạn đưa thức ăn vào miệng trẻ, lưỡi sẽ phản xạ đưa thức ăn qua hai bên trái phải. Đặc biệt trong giai đoạn này hàm của bé đã có phản xạ nhai. Lợi của trẻ trong giai đoạn này giữ vai trò là cơ quan nghiền thức ăn.
Cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật trong giai đoạn từ 9-11 tháng

Giai đoạn này kỹ năng ăn của bé đã nâng lên ở một tầm cao mới. Do đó đồ ăn không nên nấu quá mềm cũng như thái đồ ăn quá nhỏ như các giai đoạn trước, tuy nhiên đồ ăn cũng không nên quá cứng bởi sẽ tạo cho bé có ác cảm với đồ ăn sau lần đầu thất bại.
Độ cứng chuẩn nhất là mềm như chuối, kích thước đồ ăn chuẩn nhất trong giai đoạn này là cỡ hạt đậu đỏ là chuẩn.
Tần suất ăn: 3 bữa / ngày
Nhóm thức ăn trong ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn từ 9-11 tháng
Vẫn có đầy đủ ba nhóm thiết yếu, tuy nhiên cách chế biến đồ ăn dặm trong giai đoạn này cũng khác hơn so với các giai đoạn ăn dặm trước. Cụ thể:
Nhóm tinh bột (gạo, bột, khoai mì..) trong ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn từ 9-11 tháng
- Nửa giai đoạn đầu: Cháo tỷ lệ 1:5 90g/ bữa hay Cháo tỷ lệ 1:5 60g/bữa
- Nửa giai đoạn sau: Cho trẻ tập ăn cơm nát 80g/bữa

Nhóm đạm trong ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn từ 9-11 tháng
Trong giai đoạn này lượng đạm của bé đã bắt đầu tăng hơn so với trước.
Cá
Giai đoạn này mẹ cho bé ăn khoảng 15g/ bữa
Cách chế biến cần lưu ý sau:
- Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn các loài giáp xác khác như Hàu, Sò điệp, Lương, Ếch..
- Giai đoạn này bé rất thích bốc tay vì vậy mẹ nên chế biến dạng thanh để bé có thể cầm nắm, chơi đùa với đồ ăn.
- Để kích thích khả năng tập nhai của bé mẹ nên chế biến món mới để bé đam mê với việc nhai. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo 1-2 món có độ thô như hằng ngày để bé không mất hứng thú với việc ăn dặm.
>> Tham khảo cách chế biến đồ ăn dặm cho trẻ giai đoạn từ 9-11 tháng
Đậu phụ (đậu hũ)
- Giai đoạn này mẹ sẽ cho bé ăn 45g bữa.
- Về hình thái đồ ăn, mẹ có thể thái to hơn các giai đoạn trước. Kích cỡ bằng hạt đậu đỏ là đẹp.
- Để cho bữa ăn không nhàm chán với bé, mẹ có thể xào đậu hủ với bơ, xì dầu hoặc nấu chung với rau củ quả cho bé.
- Tùy mỗi bé chưa thích nghi được mẹ có thể điều chỉnh độ sánh cho phù hợp với bé.

Sản phẩm từ Sữa
Giai đoạn này mẹ sẽ cho bé ăn 80g bữa.
Trứng
Ở giai đoạn này bé có thể ăn được nửa quả trứng
Thịt
Ở giai đoạn ăn dặm trước, bé chỉ ăn được thịt gà với một số bộ phận nhất định. Thì giai đoạn này mẹ có thể mở rộng thêm một số loại thịt khác như Thịt bò, Thịt đùi gà
Nhóm Vitamin, khoáng

- Nửa giai đoạn đầu: 30g/bữa
- Nửa giai đoạn sau: 40g/bữa
Một số lưu ý khi chế biến Nhóm Vitamin, khoáng dành cho bé ăn dặm giai đoạn từ 9-11 tháng:
- Rau củ quả có thể thái to hơn đợt trước.
- Tốt nhất nên thái dạng thanh để trẻ dễ cầm nắm.
- Vẫn đảm bảo độ mềm vừa phải tránh cho bé có ác cảm với đồ ăn khi lần đầu thất bại
Trên đây là những thông tin bổ ích dành cho mẹ khi chuẩn bị cho con ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn từ 9-11 tháng, nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn mua đồ ăn dặm chuẩn Nhật cho bé. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc !!!