Cách Rèn Phản Xạ Nhai Cho Bé Trong Ăn Dặm Kiểu Nhật
Việc rèn luyện phản xạ nhai của bé sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc tăng độ thô của món ăn ở giai đoạn từ 9 -11 tháng. Tuy nhiên việc rèn phản xạ nhai của bé không hề đơn giản, bởi nó phụ thuộc nhiều vào khả năng hợp tác của bé. Dưới đây là một số mẹo hay để giúp mẹ rèn phản xạ nhai cho bé trong ăn dặm kiểu Nhật.
Rèn Phản Xạ Nhai Cho Bé
Việc rèn phản xả nhai cho bé không hề đơn giản, bởi bé không thể thích ứng ngay với độ thô của món ăn ngay ban đầu. Do đó mẹ cần phải có kế hoạch và phương pháp điều chỉnh linh hoạt, dưới đây hai bước quan trọng mẹ cần làm khi rèn luyện phản xạ nhai cho bé.

Tập phản xạ nhai cho bé từ món đậu hũ (đậu phụ)
Thật ra mẹ có thể tập cho bé phản xạ nhai từ nhiều món khác nhau miễn là nó mềm, dễ nuốt và đặc biệt là món ăn ưu thích của bé như: trứng chiên, khoai tây, đậu xanh nghiền….Tuy nhiên việc tập phản xạ nhai với đậu hũ thường được nhiều chuyên gia ăn dặm khuyên dùng bởi tính lành, ít có tác dụng phụ, đặc biệt việc chế biến nó cũng vô cùng đơn giản.

Để tập phản xạ nhai từ món đậu hũ mẹ có thể làm tuần tự các bước như sau:
- Ban đầu mẹ sẽ cho bé ăn đậu hũ dưới dạng nghiền nhuyễn, sau đó điều chỉnh độ nhuyễn dần dần. Mỗi lần điều chỉnh mẹ sẽ phải xem phản ứng của con. Nếu bé không ẹo thì mẹ có thể điều chỉnh giảm độ nhuyễn.
- Mẹ sẽ tăng dần độ thô khi bé thích ứng dần dần, không phản ứng nôn ọe. Bước đến cuối cùng của việc tập phản xạ nhai thông qua món đậu hũ là mẹ có xắn miếng to hoặc nhỏ như thế nào, mẹ đều có thể nhai được mà không có phản ứng.
Nếu bé đã thuần thục việc ăn thô với đậu hũ, mẹ có thể chuyển sang bước 2 dưới đây là cho bé tập làm quen với cháo trộn.
Tập phản xạ nhai cho bé từ việc ăn cháo trộn
Phương pháp này sẽ giúp bé làm quen với việc ăn cháo có độ thô hơn. Tuy nhiên do ban đầu mẹ đã quen ăn xay nhuyễn vì vậy khi ăn cháo có lợn cợn bé sẽ nôn ọe, và không chịu hợp tác. Do đó để giúp bé làm quen với độ thô của cháo, mẹ nên tập trước cho bé ăn nhuần nhuyễn đậu hũ hoặc các món có độ mềm, lành tính tương tự.
Không phải bé nào ăn trôi chảy đậu hũ thì sẽ quen ngay với việc ăn cháo lợn cợn, bởi xuất phát điểm của bé khi ăn cháo đều là thói quen nuốt chửng. Do đó mẹ cần làm tuần tự các bước sau:
Điều chỉnh tăng độ thô từ từ, với bé ban đầu tập làm quen với ăn thô. Mẹ dùng muỗng múc một thìa cháo nguyên hạt sau đó xay chúng, với độ mịn ít hơn ngày thường một tí. Sau đó múc từ từ cháo đã xay trộn chung với cháo ăn của bé.

Nếu khi bé ăn mà có dấu hiệu ói thì mẹ nên dừng lại ngay và quay lại bước tập phản xạ nhai cho bé từ món đậu hũ (đậu phụ). Khoảng 2 -3 ngày sau thì mẹ sẽ tiếp tục trộn cháo cho con ăn. Ở lần ăn lại tiếp theo nếu bé vẫn còn ọe thì mẹ cho bé uống thêm 1 muỗng cà phê nước, để giúp bé dễ nuốt hơn. Mục tiêu của lần 2 này là bé ăn được 1/2 chén cháo trộn mà không ọ nhiều tầm 1-2 lần.
Và mẹ cứ tập dần cho đến khi bé có thể ăn hết cháo trộn thì chuyển sang tăng độ thô cho cháo theo từng bước. Từ 1/2 lên đến 2/3 rồi đến cháo nguyên hạt.
Mục đích cuối cùng của việc rèn phản xạ nhai này là khi 9 tháng bé có thể ăn cháo nguyên hạt hầm nhừ, rau xay có xơ, thịt bằm nhuyễn.
Một Số Mẹo Hay Giúp Mẹ Rèn Phản Xạ Nhai Cho Bé
Để tạo hứng thú cho bé khi nhai đồ ăn, mẹ nên chuẩn bị các món ăn mà bé ưu thích như dưa hấu, chuối, bơ….Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc cầm nắm đồ ăn mà bé thích sẽ giúp bé thích thú cho dù nó có độ thô như thể nào. Đối với các loại thực phẩm mềm mẹ nên để ít vỏ bên ngoài để bé có thể dễ dàng cầm nắm (lưu ý phải rửa sạch trước khi cho bé cầm nhé).
Đối với giai đoạn 1 tuổi , thường cá thì đơn giản hơn thịt khi tăng độ thô cho bé, do đó với thịt mẹ có thể áp dụng các mẹo nhỏ sau:
- Nên chọn loại thịt có mỡ, vì khi nấu sẽ không bị khô và dai. Về cách chế biến thì mẹ có thể luộc, chiên hay hầm rồi xắt sao cho bé có thể dễ dàng cầm bốc.
- Mẹ có thể tập cho con ăn vã thịt bằng cách chia thịt trong bữa ăn thành hai phần, 1 phần để ngoài và 1 phần trộn sẵn trong cơm. Làm như vậy mẹ vừa đảm bảo con có thể ăn thịt ở bất cứ chỗ nào mà bé thích.
- Làm các món thịt hầm: việc hầm thịt cũng sẽ giúp cho thịt mềm và dễ nhai hơn với bé, đặc biệt là các loại thịt bò.
- Làm món thịt viên cho bé, vừa làm cho thịt mềm vừa tạo cảm giác hứng thú của bé với món ăn.

Đối với rau
- Việc tập phản xạ nhai với rau thì không hề đơn giản, bởi rau là món khá kén đối với nhiều bé. Do đó mẹ không cần phải quá lo lắng mà hãy tuân theo sở thích của bé, nếu bé thích ăn củ hơn thì mẹ cứ làm cho bé. Để bổ sung chất rau mẹ có thể trộn nó với các loại thực phẩm khác một cách khéo léo. Ví dụ như mẹ có thể làm món trứng chiên thịt và rau.
- Có thể đặt ra mục tiêu dài hạn cho bé để mẹ đỡ áp lực hơn. Chẳng hạn như 6 tuổi bé có thể ăn rau một cách thành thục.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn Cách Rèn Phản Xạ Nhai Cho Bé Trong Ăn Dặm Kiểu Nhật, cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.