Cách Xác Định Độ Loãng – Độ Thô Trong Ăn Dặm Kiểu Nhật
Cách Xác Định Độ Loãng – Độ Thô Trong Ăn Dặm Kiểu Nhật là một trong những vấn đề khá là nan giải. Bởi mẹ sẽ không biết như thế nào là vừa, là đủ. Việc xác định Độ Loãng – Độ Thô trong các món ăn của bé trong từng giai đoạn cũng không hoàn toàn giống nhau. Vậy như thế nào để mẹ có thể xác định chính xác, bài viết sau đây sẽ cũng cấp cho mẹ cái nhìn tổng quan về vấn đề nan giải này.
Cách Xác Định Độ Loãng Trong Ăn Dặm Kiểu Nhật
Việc xác định độ loãng khá là nan giải đối việc cho con ăn dặm kiểu Nhật. Mỗi giai đoạn khác nhau thì độ loãng đồ ăn dặm của bé cũng khác nhau. Vậy làm cách nào để xác định chính xác độ loãng cho phù hợp?

Không có câu trả lời chính xác cho vấn đề trên, bởi nó phụ thuộc vào sự hợp tác bé và khả năng điều chỉnh linh hoạt của mẹ. Điển hình mẹ có thể nhận biết và điều chỉnh thông qua cách làm như sau:
Với giai đoạn đầu ăn dặm kiểu Nhật (từ 5 – 6 tháng): giai đoạn này gần như thức ăn phải loãng và có độ sánh hơn sữa một chút. Để test thử độ loãng mẹ có thể dùng mẹo vặt được các mom truyền tai nhau trong suốt thời gian qua.
Mẹ múc đồ ăn của bé và quẹt thành một đường dài trên địa, sau đó dùng muỗng gạch ngang một đường, nếu thấy vết gạch đó nhanh chóng biến mất thì độ loãng của cháo đã phù hợp cho bé trong giai đoạn này.
Hoặc mẹ có thế múc đồ ăn của bé bằng muỗng sau đó cho nó chảy từ từ xuống. Nếu đồ ăn trên thìa ăn dặm chảy tốc độ nhanh, mẹ đếm được tầm khoảng 2-3 giọt/ 1 giây thì xem như độ loãng đã thích hợp cho bé trong giai đạon đầu.
Với giai đoạn đầu ăn dặm kiểu Nhật (từ 7 – 8 tháng): yêu cầu độ loãng cao hơn, mẹ vẫn có thể dùng cách cho đồ ăn nhỏ giọt để ước lượng độ loãng thích hợp. Nếu tốc độ nhỏ giọt của đồ ăn trên thìa rơi vào khoảng 5 giây / 1 giọt thì xem như độ loãng đạt yêu cầu cho giai đoạn này.
Với giai đoạn còn lại: mẹ không còn phải quan tâm đến độ loãng nữa bởi bé lúc này đã có thể ăn đồ ăn ở trạng thái đặc hơn.
>> Tổng Quan Về Ăn Dặm Kiểu Nhật Dành Cho Trẻ Giai Đoạn Từ 9-11 Tháng
Ngoài ra mẹ có thể tăng độ đặc loãng bằng cách làm sánh, có thể sử dụng các nguyên liệu phổ biến để phục vụ mục đích này như bột năng, bột sắn. Việc làm sánh đồ ăn sẽ hỗ trợ cho bé rất nhiều trong việc nuốt đồ ăn.
Cách Tăng Độ Thô Trong Ăn Dặm Kiểu Nhật
Như đã đề cập ở các bài trước, mỗi trẻ ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có khả năng hợp tác khác nhau với độ thô trong ăn dặm kiểu Nhật, cụ thể:
Ở giai đoạn đầu ăn dặm từ 5 – 6 tháng tuổi bé sẽ ăn cháo hạt mịn. Do đó không cần quan tâm đến độ thô trong giai đoạn này bởi hầu như đồ ăn của bé đều ở dạng loãng.
Giai đoạn từ 7-8 tháng tuổi trở đi bé sẽ bắt đầu ăn thô hơn. để tăng độ thô của đồ ăn dặm, mẹ cũng dựa vào từng giai đoạn mà điều chỉnh cho hợp lý:

- Ở giai đoạn đầu mẹ sẽ nghiền tay toàn bộ đồ ăn.
- Giai đoạn tiếp theo mẹ sẽ chia ra nghiền 1/2 và 1/2 còn lại để nguyên hạt
- Sau đó mẹ sẽ tăng dần cho đến khi 100% là cháo nguyên hạt.
Tuy nhiên việc làm loãng để hỗ trợ bé trong quá trình tập ăn thô là điều cần thiết và mẹ cũng có thể điều chỉnh như trên. Ở giai đoạn đầu có thể 100% cháo loãng hạt vỡ, sau đó giảm dần và tiến đến bước cuối cùng là cháo nguyên hạt.
Ngoài ra mẹ có thể tham khảo thêm mẹo sau đây được truyền tai từ các group ăn dặm:
Tăng độ thô bằng trái cây như chuối, bơ, dưa hấu…nói chung là những loại mà bé cực thích để tạo hứng thú cho bé khi ăn dặm mà không cảm thấy chán nản.
Độ thô của đồ ăn ở từng nhóm nên tăng theo từng đợt, không dục tốc bất đạt. Tránh tăng độ thô các nhóm thực phẩm cùng một lúc, vì bé sẽ không thích nghi kịp.
Cách khoa học nhất là mẹ tăng độ thô của một nhóm nhất định khi bé đã quen mới tính đến độ thô của các nhóm thực phẩm khác. Ví dụ ban đầu mẹ sẽ tăng độ thô của cháo, trong khi các nhóm khác như thịt, rau củ vẫn giữ nguyên độ thô. Sau khi thành công với cháo mẹ mới bắt đầu tăng đô thô với nhóm thực phẩm tiếp theo.

Với bé lần đầu ăn thô mẹ có thể sử dụng gạo tấm để nấu cho bé bởi hạt gạo chỉ bằng 1/2 so với hạt gạo thông thường. Sau khi nấu cháo xong mẹ cũng điều chỉnh độ thô theo từng giai đoạn, khả năng hợp tác của bé. Lúc đầu có thể sử dụng tỷ lệ 2/3 cháo ray mịn, 1/3 nghiền cối và tăng dần lên 1/2 cháo ray mịn, 1/2 nghiền cối, tiếp tục điều chỉnh cho đến khi đạt được nghiền cối hoàn toàn.
Khi tăng độ thô cho bé chắc chắn sẽ có tình trạng bé nôn ẹo, không hợp tác, nhưng mẹ đừng lo lắng bởi chỉ cần vài ngày, là bé sẽ trở lại trạng thái bình thường mới.
Trên đây là toàn bộ các hướng dẫn Xác Định Độ Loãng – Độ Thô Trong Ăn Dặm Kiểu Nhật, hy vọng bài viết cung cấp đủ các thông tin cần thiết để cho mẹ tự tin hơn trên con đường tập cho con ăn dặm đầy gian nan nhưng vô cùng hạnh phúc. Chúc mẹ thành công!!!!