List Các Dụng Cụ Ăn Dặm Cần Mua Khi Cho Trẻ Ăn Dặm Kiểu Nhật
Ăn dặm là một cột mốc đánh dấu sự phát triển toàn diện của bé ở kỹ năng bản năng ăn uống. Tuy nhiên việc tập cho con ăn dặm luôn là vấn đề làm đau đầu các bà mẹ hiện đại. Có người lựa chọn phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cũng có người lựa chọn ăn dặm kiểu Nhật vì nó gần gũi hơn với gen của người Châu Á.
Dù lựa chọn phương pháp nào thì việc lựa chọn các công cụ hỗ trợ ăn dặm luôn là điều cần thiết. Bài viết dưới đây mình chỉ xin giới thiệu đến các mom danh sách các công cụ ăn dặm cần thiết khi chuẩn bị cho con ăn dặm kiểu Nhật. Nào cùng xem thử nó gồm những công cụ gì nhé!!!
Lon nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật
Nghe cái tên thì lạ hoắc nhưng nếu mẹ đã tiếp xúc hoặc đã từng đọc qua phương pháp ăn dặm này, chắc hẳn mẽ sẽ biết đến các thuật ngữ quen thuộc như cháo 1:10, 1:7, 1:5…. Vậy làm sao để canh được đúng liều lượng, bởi cách đong bằng lượng như trên rất là khó nếu dùng các giác quan để ướm thử. Do đó Lon nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật sẽ là một thước đó hữu hiệu trong việc định lượng ăn mỗi bữa cho bé.
Ở trên thị trường có rất nhiều loại, từ Pigeon cho đến Richell. Nhưng cái mà mình cảm thấy tiện nhất và xài được ở nhiều giai đoạn nhất là Cốc nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật Richell. Cách sử dụng nó cũng vô cùng đơn giản:

- Dùng thìa mềm đong một lượng gạo thích hợp vào cốc nhựa có tay cầm, sau đó vo sạch gạo (mẹ có thể sử dụng rây lọc). Tùy theo từng giai đoạn của bé mà mẹ có thể chọn nấu cháo hay cơm nát cho bé ăn. Dưới đây là một số gợi ý về mức ăn thích hợp cho bé:
- Bé từ 5 đến 6 tháng tuổi: đong 1 – 3 thìa gạo, nấu cháo loãng 10 lần.
- Bé từ 7 đến 8 tháng tuổi: đong 2 – 5 thìa gạo, nấu cháo loãng 7 lần.
- Bé từ 9 đến 11 tháng tuổi: đong 3 – 8 thìa gạo, nấu cháo đặc 5 lần.
- Đổ gạo và một lượng nước tương ứng vào cốc nấu (mẹ có thể vo gạo và đo nước ngay trong cốc nhựa sau đó đổ cả nước cả gạo vào cốc nấu). Sau đó cho cốc nấu vào giữa nồi cơm điện của gia đình, lưu ý là gạo trong cốc phải ở dưới mức nước có sẵn trong nồi cơm của gia đình và không được đậy nắp.
- Nấu cháo: 1 thìa gạo = 50ml nước (tương ứng 05 thìa nước)
- Nấu cơm nát: 1 thìa gạo = 25ml nước (tương ứng với 2.5 thìa nước)
- Cháo hay cơm nát của bé sẽ được nấu chín cùng nồi cơm của gia đình trong vòng 30 phút trở lên. Sau khi chín, mẹ dùng lót tay silicon nhấc cốc nấu ra khỏi nồi và cho vào cốc nhựa có tay cầm và sẵn sàng để bé thưởng thức. Sau khi cháo hay cơm chín, mẹ vẫn có thể cho rau thịt… theo ý mình hay sở thích của em bé để bổ sung nhiều hơn dưỡng chất cho bé.
- Đối với những bé cần đồ mềm và nát hơn thì mẹ có thể đổ cơm nát ra cốc nhựa và dùng thìa để tiếp tục nghiền.
Lưới Rây

Lưới rây dùng để làm mịn đồ ăn, có rất nhiều cách để mẹ có thể rây đồ ăn mà không cần đến lưới này. Tuy nhiên đối với các bé ăn dặm thì mẹ phải chú ý nhiều đến kích thước của lỗ rây, chỉ nên dùng những vật dụng làm lưới rây có kích cỡ 2×2 mm.
So với thời xưa thì việc rây cháo, đồ ăn dặm cho bé không còn cực như xưa bởi trên thị trường hiện nay cũng đã có rất nhiều thương hiệu cung cấp trọn bộ dụng cụ chế biến ăn dặm kiểu Nhật. Thông thường mỗi bộ chế biến này sẽ bao gồm các công cụ chủ yếu sau: lưới rây chuẩn ăn dặm kiểu Nhật, dụng cụ kèm theo như chày, cối và đặc biệt có thể xếp gọn lên nhau giúp tiết kiệm không gian nhà bếp của bạn.
Tuy nhiên để tiết kiệm hơn, thì mẹ có thể vô siêu thị, chợ để mua các loại rây thông thường tuy nhiên phải đảm bảo lỗ rây đúng kích thước đã đề cập ở trên.
>> Xem thêm List danh sách các bộ chế biến ăn dặm kiểu Nhật hót nhất hiện nay
Bàn Mài
Vật dụng này thì ở đâu mẹ cũng có thể mua được vì nó quá phổ biến. Bàn mài trong ăn dặm kiểu Nhật, được sử dụng chủ yếu để mài các loại thực phẩm cứng, hay cũng được sử dụng để mài nhỏ thịt gà/heo đã đông lạnh.
Nếu nhà đã có sẵn bàn mài thì mẹ cứ sử dụng không sao cả vì mục đích cuối cùng chỉ để làm giảm độ thô của thực phẩm, giúp cho món ăn dễ đạt được độ mịn theo yêu cầu của từng giai đoạn. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý đến vấn đề vệ sinh bởi cơ thể bé sức đề kháng còn yếu, lời khuyên tốt nhất là mẹ nên sắm bàn mài dành riêng để chế biến đồ ăn cho bé.

Mẹ có thêm khảo mua bàn mài trên các sàn thương mại điện tử tại đây.
Bộ Chày Cối
Bộ chày cối được sử dụng để giả nhỏ thức ăn, đặc biệt là dùng để sơ chế các loại rau có gân trước khi ray. Hay thậm chí trong trường hợp thịt, cá vừa nấu chín nếu giã bằng chày cối thì sẽ rất nhanh nát, tiết kiệm thời gian rất nhiều và mẹ cũng không sợ bỏng tay.

Tuy nhiên đa phần các cối đều loại trơn do đó để cho việc giã thuận lợi, tiết kiệm thời gian hơn mẹ nên kiếm các loại cối có vân. Trong trường hợp không có cũng không sao, vì nó chỉ giúp mẹ tiết kiệm thời gian hơn so với thông thường.
Nồi, Chảo Cỡ Nhỏ
Thật ra mẹ cũng có thể sử dụng nồi chảo, cỡ lớn của gia đình để nấu cho bé, tuy nhiên làm như vậy sẽ rất tốn kém về mặt nguyên liệu, ví dụ đồ ăn sẽ bám gần hết vào chảo/ nồi trong khi đó lượng đồ ăn cho bé 1 bữa không nhiều và mẹ thường sẽ không tính đến lượng hao hụt khi nấu.
Ngoài ra dùng chảo/ nồi cỡ lớn cũng sẽ khiến bạn tốn thêm các chi phí khác như gas, dầu, nước dù thực tế lượng cần dùng rất ít.

Nồi, chảo cỡ nhỏ thật ra trong siêu thị, chợ chỗ nào cũng có, mẹ nên mua các loại không dính để đàm bảo đồ ăn không bị hao hụt nhiều trong quá trình nào.
Mẹ có thể tham khảo các dòng Nồi, chảo cỡ nhỏ tại đây
Cân định lượng
Trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, tất cả các nhóm thực phẩm cho trẻ trong từng giai đoạn đều có liều lượng cụ thể cho từng giai đoạn ăn dặm của bé. Vì vậy việc sử dụng cân để định lượng đồ ăn, sẽ giúp cho mẹ đảm bảo các bữa ăn của bé đạt được độ cân bằng dinh dưỡng tối ưu nhất.

Cân sẽ có nhiều loại, mẹ có thể sử dụng loại cân thường của Nhơn Hòa tầm 1kg -2kg là được. Giá thị trường cho loại cân này tuy chỗ bán sẽ giao động khoảng 200.000 VNĐ. Khá là tiết kiệm so với việc sử dụng cân điện tử.
Chén (bát) cho bé ăn dặm
Bát ăn dặm là loại bát được thiết kế chuyên biệt dành cho bé trong quá trình chuyển sang tập ăn thô. Điểm khác biệt của bát ăn dặm so với bát thường có thể cụ thể hóa ở các đặc trưng sau:

- An toàn với trẻ: trẻ nhỏ dễ bị tác động bởi hóa chất vì vậy bát ăn dặm đều được làm từ các nguyên liệu an toàn với trẻ. Có thể là các thành phần tự nhiên hoặc nhựa không chứa BPA.
- Chống đổ, chống trượt: trẻ nhỏ với bản tính hiếu động, việc ngồi ăn trong im lặng hầu như là điều không thể. Bé sẽ có xu hướng gạt phăng tất cả trong tầm tay của mình. Do đó bát ăn dặm phải được thiết kế chịu được tác động từ trẻ giúp đồ ăn trong bát không bị rơi vãi trong quá trình ăn.
- Có thể tiệt trùng được trong lò vi sóng, hoặc trong các máy tiệt trùng chuyên dụng.
- Chịu được lực tác động lớn như rơi từ trên cao, hoặc va đập vào các vật cứng khác.
Ngoài việc sử dụng chén (bát) mẹ cũng có thể sử dụng các khay ăn dặm với nhiều ngăn, có thể phân bổ các nhóm thực phẩm trong một bữa ăn của bé ở từng ngăn này.
Muỗng (thìa) cho bé ăn dặm
Thìa ăn dặm là vật dụng không thể thiếu khi nuôi con theo phương pháp hiện đại hay truyền thống, với việc thiết kế chuyên biệt dành cho các bé ăn dặm thì các loại thìa này thường phải đảm bảo các đặc điểm sau:
- Chất liệu an toàn với trẻ
- Không bị biến đổi bởi nhiệt độ cao, vì khi cho trẻ ăn cháo nếu chất liệu dễ biến đổi khi gặp nhiệt độ cao sẽ sinh ra các chất không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này.
- Dễ dàng cho bé cầm nắm, chơi đùa hoặc múc đồ ăn
- Có thể tiệt trùng được trong lò vi sóng, hoặc trong các máy tiệt trùng chuyên dụng.

Trong quá trình mua thìa (muỗng) cho bé ăn dặm, mẹ nên dự trữ tầm chục cái để bé có thể tha hồ đùa nghịch trong quá trình ăn. Vì giai đoạn ăn dặm là thời điểm bé đang khám phá, do đó bé có lỡ làm rớt muỗng này thì mẹ cũng không quá lo vì còn rất nhiều cái sơ cua phải không nào!!!
Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết cách chọn lựa chất liệu thìa ăn dặm an toàn cho bé để biết về các loại chất liệu làm thìa ăn dặm phổ biến hiện nay.
Ghế ăn dặm
So với các loại công cụ hỗ trợ ăn dặm khác thì việc sắm một chiếc ghế ăn dặm cũng sẽ khiến nhiều mẹ đắn đo bởi liệu nó có cần thiết không, và thực sự giá của loại ghế ăn này cũng không phải là rẻ. Tuy nhiên nếu có nó mẹ sẽ không vất vả nhiều trong việc rèn trẻ ngồi ăn và đặc biệt các loại ghế này rất là an toàn cho bé khi ngồi mà không cần có cha mẹ kế bên hỗ trợ. Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết sau đây trước khi có ý định mua

Bài viết này mình cũng chỉ khuyên các mẹ nên cân nhắc mua loại ghế này bởi nó sẽ giúp mẹ đỡ vất vả nhiều hơn. Tuy nhiên nếu không có điều kiện thì mẹ cũng có thể sử dụng các dòng ghế ăn dặm Việt Nhật, giá cũng rẻ hơn tầm 300.000-400.000 VND
Yếm ăn dặm
Mỗi bữa ăn là một bữa vui chơi của trẻ, vì vậy đừng lo lắng đến việc quần áo con lắm lem đồ ăn. Vì chỉ có tiếp xúc và chơi đùa với đồ ăn thì bé mới cảm thấy hứng thú với chúng. Nếu ngại phải giặt giũ mẹ có thể sử dụng các loại yếm ăn dặm.
Trên thị trường có 3 loại yếm phổ biến: yếm vải, yếm nilon, yếm nhựa. Trong đó loại yếm nilon có giá cả khá mềm tuy nhiên nhược điểm của nó là khả năng thoát khí, mặc yếm này vào mùa hè thị cực khổ cho bé. Do đó nếu sử dụng loại yếm này mẹ nên để quạt bên cạnh bé trong mỗi bữa ăn để khắc phục hạn chế này.
Yếm nhựa thì tiện nhất vừa dễ vệ sinh vừa thoáng nhưng giá lại khá mắc. Vì vậy mẹ cần cân nhắc giữa nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế trường khi mua.
Khăn ăn cho trẻ

Thật ra cài này cũng không cần phải sắm vì quá trình chăm sóc trẻ mẹ cũng đã sắm rất nhiều khăn sữa phải không nào. Mẹ có thể tận dụng nó làm khăn ăn cho trẻ. Nếu ngại giặt thì mẹ cũng có thể sử dụng các loại khăn giấy ướt Organic dành cho bé.
Thảm lót
Thật ra cái này cũng không cần mua, mẹ có thể tự dọn dẹp sau mỗi bữa ăn của bé. Nếu quá bận rộn thì mẹ có thể nghĩ tới việc sắm các tấm nilon lớn để có thể dễ dàng vệ sinh rửa sạch sau mỗi bữa ăn của bé, mà không lo đến việc phải lau lại sàn.

Trên đây là toàn bộ list các công cụ hỗ trợ ăn dặm mà mẹ cần phải mua sắm khi chuẩn bị cho con bước vào giai đoạn ăn dặm. Chúc các mẹ thành công!!!!!
Nếu có nhu cầu mua sắm các dụng cụ ăn dặm mẹ có thể tham khảo tại đây hoặc có thể liên hệ trực tiếp qua số Hotline của Shop Đồ dùng Mẹ và Bé Mẹ Chíp Em để được tư vấn.