Tập Trẻ Ăn Dặm Giai Đoạn Từ 7 – 8 Tháng Cần Lưu Ý Những Gì
Phần trước mình đã đề cập cho các Mom hiểu hơn về những lưu ý cho con ăn dặm kiểu nhật trong giai đoạn từ 5-6 tháng. Tiếp tục phần này mình sẽ tổng hợp cho các mom những lưu ý khi cho con ăn dặm giai đoạn từ 7-8 tháng. Nào cùng xem thử nhé.
Kỹ năng ăn của trẻ trong giai đoạn từ 7 – 8 tháng

Khác với giai đoạn từ 5-6 tháng, kỹ năng sử dụng lưỡi của bé đã điêu luyện hơn. Bé có thể dùng lưỡi đẩy thức ăn lên xuống giữa vòm hàm trên và dưới, sau đó đưa thức ăn về sau rồi mới nuốt.
Do đó thức ăn cho bé ăn dặm giai đoạn này cần được chế biền mềm nhừ để trẻ có thể tận dụng vòm hàm trên và dưới để nghiền nát thức ăn một cách đơn giản mà không gặp trở ngại.
Một số lưu ý khi chế biến đồ ăn dặm của trẻ trong giai đoạn từ 7 – 8 tháng

Như đã nói ở trên giai đoạn này bé chưa thể nhai rồi nuốt, mà phải tận dụng vòm hàm trên và dưới kết hợp với phản xạ của lưỡi để nghiền thức ăn do đó khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ trong giai đoạn này cần lưu ý những điểm sau:
- Thức ăn không cần chế biến sánh như sữa chua nhưng vẫn phải đảm bảo độ sền sệt, mềm, nhừ để trẻ có thể dễ dàng nghiền nát thức ăn một cách dễ dàng.
- Đối với rau củ quả, độ chín được xem là chuẩn khi mẹ có thể dùng 2 ngón tay nghiền nát được thức ăn
- Đối với nửa giai đoạn sau từ 7.5- 8 tháng, đồ ăn có thể bớt độ sền sệt và có hình thái hơn tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đủ độ mềm và nhừ để trẻ có thể dùng lưỡi nghiền nát thức ăn.
- Ở giai đoạn này bé sẽ ăn 2 bữa / ngày
Cách chế biến các nhóm thức ăn trong giai đoạn cho trẻ ăn dặm kiểu nhật từ 7-8 tháng
Có 3 nhóm chính trong ăn dặm kiểu nhật, tùy vào giai đoạn phát triển kỹ năng ăn của trẻ mà chúng được chế biến đa dạng khác nhau:

Nhóm tinh bột (gạo, bột mì, khoai lang) cho trẻ ăn dặm từ 7-8 tháng
Giai đoạn từ 7-7.5 Tháng: Cháo 1:7 nguyên hạt 50g. Tùy vào kỹ năng ăn của trẻ mà mẹ có thể pha loãng cho phù hợp.
Giai đoạn từ 7.5-8 tháng: Cháo 1:5 nguyên hạt 50g, và mẹ cũng có thể tùy ý điều chỉnh độ loãng của thức ăn cho phù hợp với khả năng ăn của con.

Nhóm đạm cho trẻ ăn dặm từ 7-8 tháng
Cá:
- Giai đoạn từ 7-7.5 Tháng: Sử dụng 10g cá.
- Giai đoạn từ 7.5-8 tháng: Sử dụng 15g cá
Ở giai đoạn này có thể cho bé ăn cá trắng, cá ngừ, cá hồi. Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết sau đây để biết cách chế biến cá cho bé ăn dặm trong giai đoạn từ 7-8 tháng.
>> Cách chế biến cá cho bé ăn dặm giai đoạn từ 7-8 Tháng
Đậu hũ (đậu phụ)
- Giai đoạn từ 7-7.5 Tháng: Sử dụng 30g bữa
- Giai đoạn từ 7.5-8 tháng: Sử dụng 40g bữa
Cách chế biến đậu hũ cho bé ăn dặm giai đoạn từ 7-8 cần lưu ý:
- Thái hạt lựu, kích cỡ bằng hạt đậu xanh
- Nấu chung với rau củ quả, hay có thể nấu riêng với nước dùng. Sau đó dùng bột năng để làm sánh lại

Các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai)
- Giai đoạn từ 7-7.5 Tháng: Sử dụng 50g bữa
- Giai đoạn từ 7.5-8 tháng: Sử dụng 70g bữa
Trứng
- Giai đoạn từ 7-7.5 Tháng: chỉ cho bé ăn lòng đỏ trứng luộc
- Giai đoạn từ 7.5-8 tháng: 1/3 quả trứng luộc hoặc đánh lên. Với loại trứng nhỏ hơn như trứng cút thì tiêu chuẩn là 3 quả /1 bữa

Thịt
Giai đoạn này có thể cho trẻ ăn thịt nhưng chỉ bắt đầu với thịt lườn của gà. Cho bé làm quen với 1 thìa 15ml thành phẩm sau đó tăng dần tùy theo nhu cầu.
- Giai đoạn từ 7-7.5 Tháng: 10g/ bữa
- Giai đoạn từ 7.5-8 tháng: 15g bữa
Cách chế thịt cho bé ăn dặm giai đoạn từ 7-8 cần lưu ý:
- Thịt thái nhỏ, băm nhuyễn sau đó đun sôi nhỏ lửa với nước lạnh hoặc có thể nấu cùng với rau củ quả
- Dùng bột năng để tạo độ sánh cho đồ ăn
- Thịt có thể ăn ở giai đoạn này chỉ thịt lườn, thịt ức của gà
Nhóm Vitamin và khoáng cho trẻ ăn dặm từ 7-8 tháng

- Giai đoạn từ 7-7.5 Tháng: 20g/ bữa, rau củ quả luộc lên sau đó dầm ra cho trẻ ăn
- Giai đoạn từ 7.5-8 tháng: 30g/ bữa, rau củ quả thái hạt lựu nhỏ như hạt đổ đen sau đó luộc nhừ cho trẻ ăn
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cho bé ăn dặm kiểu nhật giai đoạn từ 7-8 tháng, hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ tự tin hơn trên con đường cho bé ăn dặm đầy gian nan nhưng đầy vinh quang, tự hào. Mẹ có thể tham khảo thêm các dụng cụ ăn dặm hoặc các chủ đề tương tự tại website mechipem.com