LỢI ÍCH BẤT NGỜ CỦA VIỆC NẰM SẤP ĐỐI VỚI PHÒNG CHỐNG BẸT ĐẦU Ở TRẺ (PHƯƠNG PHÁP TUMMY TIME)
Nguyên nhân bẹp đầu ở trẻ
Trẻ bị bẹp đầu là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ do bố mẹ cho bé nằm ngửa quá nhiều. Tình trạng bẹp đầu ở trẻ nhỏ có ảnh hưởng đến sau này không và chữa cho trẻ bị bẹp đầu thế nào là hiệu quả nhất?
Sọ của trẻ được cấu tạo bởi 6 miếng xương và trong suốt giai đoạn ẵm ngửa chúng chưa gắn kết chặt chẽ với nhau. Vì thế, mới có sự dịch chuyển của các miếng xương này. Thực tế này là để thích nghi với thời điểm chuyển dạ, khi đầu bé buộc phải “biến hình” cho phù hợp với cổ tử cung, thậm chí, các miếng xương có thể chồng lên nhau.
Những nơi các miếng xương tiếp giáp nhau gọi là các khớp nối và ngoài ra còn có 2 “lỗ hổng” ở trên đầu trẻ sơ sinh (1 ở ngay trước và 1 ở phía sau) mà được gọi là thóp và chỉ liền lại vài tháng sau sinh.
Nguyên nhân khiến trẻ bị bẹp đầu chỉ có một từ duy nhất, trẻ bị bẹp đầu là do áp lực. Bác sĩ nhi khoa Denis Leduc cựu chủ tịch của Hội Nhi Khoa Hoa Kì giải thích xương hộp sọ của các bé rất mềm và vẫn đang tiếp tục phát triển khiến cho nó rất dễ bị méo dạng.
Một nghiên cứu gần đây của tạp chí Nhi Khoa khẳng định rằng yếu tố ngoại cảnh là nguyên nhân chính khiến trẻ bị bẹp đầu. Nguyên nhân do dị tật bẩm sinh hay do di truyền thường là rất hiếm. Theo ông Leduc thì “ Nguyên nhân phổ biến nhất chính là do bé nằm ở một tư thế quá lâu mà khiến cho hộp sọ bị đè nén.
Ngoài ra những bé bị chứng trẹo cổ rất dễ bị bẹt đầu bởi những cử động ở cổ bị hạn chế, chỉ nằm được một bên. Chứng trẹo cổ chỉ xảy ra ở khoảng 2% trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do đầu của thai nhi bị nằm nghiêng sang một bên trong tử cung hoặc bé bị chấn thương trước khi hoặc trong quá trình sinh.
Một nghiên cứu gần đây đã tìm ra được mối liên kết giữa hiện tượng đầu bẹt với những hạn chế trong một số kĩ năng vận động của bé.
Ảnh hưởng của bẹp đầu đến em bé
Não của trẻ sơ sinh phát triển với tốc độ “ánh sáng” trong năm đầu đời. Khi bé bị bẹp đầu, nhất là phần phía sau hoặc móp méo hai bên cho nằm nghiêng nhiều thì bé sẽ gặp vấn đề với xương đầu – cổ và giảm không gian phát triển của não bộ. Tuy không phải tất cả các trẻ bị bẹp đầu phải chịu các hậu quả nghiêm trọng từ tình trạng này, song nhiều nghiên cứu cũng cho thấy bé có khả năng chậm ngôn ngữ, giảm tập trung chú ý hay rối loạn giác quan. Chính vì thể tập cho bé nằm sấp vô cùng quan trọng!
Cách phòng chống bẹt đầu ở trẻ
- Nên bế bé: Khi bé thức hoặc vui chơi, bạn nên bế bé trên tay để giảm thiểu áp lực đè lên vùng đầu khi bé phải nằm cũi hoặc nằm trên xe đẩy dành cho bé sơ sinh.
- Thay đổi tư thế ngủ: Khi bé ngủ, bạn nên đặt lưng của bé xuống trước, sau đó mới điều chỉnh đầu bé cho phù hợp. Thói quen nằm ngửa sẽ giảm nguy cơ đột tử cho bé khi ngủ nhưng nó khiến cho phía sau đầu bé trở nên phẳng (bị bẹt). Bạn có thể nắn lại cho bé bằng thế ngủ nằm nghiêng và kê đầu trên gối lõm (gối hình chữ U hoặc hình móng ngựa có thể tham khảo dòng gối chống bẹt đầu Babymoov).

- Xoay đầu trẻ bị bẹp đầu luân phiên qua bên này rồi qua bên kia vào mỗi giấc ngủ của bé. Có thể xoay mặt bé qua bên phải vào giấc ngủ này, kế đến xoay mặt bé qua bên trái vào giấc ngủ kế tiếp.
- Hãy dặt trẻ bị bẹp đầu nằm ngửa, nhưng bạn luôn chú ý cần thay đổi hướng nằm cho con để bé không nằm lệch về bên nào gây méo, bẹp đầu
- Sử dụng đồ chơi kích thích trẻ bị bẹp đầu xoay mặt qua hai bên.
- Hạn chế đặt bé nằm võng hoặc ngồi trong xe đẩy trẻ em.
- Bé sơ sinh đến 1 tuổi chỉ nên co gối bằng chiếc khăn dày chừng 1-2cm để tránh bẹp đầu. Nếu bé thường xuyên nghiêng về bên nào đó bạn có thể lấy khăn hay các vật dụng mềm chèn ngay dưới gối phía bên bé thường hướng đầu về, để bé buộc phải nhìn về hướng khác, cách này giúp đầu bé luôn tròn.
- Thường xuyên bế bé khi bé thức giấc cũng giúp giảm áp lực cho đầu của bé từ nôi, cũi hoặc xe đẩy dành cho bé sơ sinh.
- Bổ sung dinh dưỡng, vitamin D3, canxi cho những trẻ thiếu canxi cũng là nguyên nhân gây bẹp đầu ở trẻ.
- Nếu trong khoảng ba tháng đầu sau khi sinh, bé bị bẹp đầu, các bà mẹ nên kiên trì xoa nhẹ nhàng đầu bé hàng ngày hoặc có thể nhờ bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn những động tác “nắn đầu” đúng cách.
- Cha mẹ chú ý, tuyệt đối không dùng tay xoa nắn đầu trẻ. Massage sẽ không mang lại hiệu quả vì đây là sự biến dạng thuộc về cấu trúc xương của xương sọ.
- Các mẹ lưu ý nên cho bé khám chuyên khoa Vật lý trị liệu để phân biệt tình trạng trẻ bị bẹp đầu do tư thế gây ra hay là do một số bệnh lý khác như vẹo cổ do tật cơ, tình trạng giảm trương lực cơ ở trẻ nhỏ… Nếu bé bị các bệnh lý đó thì ngoài việc đặt tư thế đúng, bé cần phải được tập luyện vật lý trị liệu tích cực và theo dõi lâu dài sau đó.
- Có thể tập cho bé nằm sấp với phương pháp Tummy Time mình đề cập dưới đây
Phương pháp Tummy Time là gì?
Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian trong một ngày để ngủ (từ 14 đến 20 tiếng một ngày), và thông thường trẻ nằm ở tư thế nằm ngửa để phòng ngừa triệu chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, xương sọ của trẻ còn mềm và đang hoàn thiện, tư thế ngủ này dễ làm trẻ bị bẹp đầu chính vì vậy bé cần được tập nằm sấp – tummy time . “Tummy time” chính là phương pháp giúp bé sơ sinh nằm sấp để tránh bẹp đầu và tăng cường phát triển nhiều kỹ năng cho bé.
Phương pháp nằm sấp (Tummy time) có lợi ra sao với bé?
Có thể nói, nằm sấp là bài học về vận động sớm nhất mà một em bé có thể thực hiện được ngay từ khi mới lọt lòng mẹ. Đây cũng chính là bài học cơ bản hỗ trợ bé học bò, học đi và sau này khi lớn hơn là học đọc, học viết. Khi bé được đặt nằm sấp, bé thực hiện vận động một cách vô cùng bản năng như ngóc đầu, xoay đâu, chân và tay hoạt động liên tục. Các hành động dường như vô thức này thực tế giúp trẻ hình thành khả năng phối kết hợp các bộ phận trên cơ thể, điều khiển đầu, cô và hai mắt.
Chính vì vậy, tập nằm sấp – tummy time có vai trò quan trọng đối với bé, giúp bé tập luyện vùng cơ cổ – vai – gáy một cách linh hoạt, dẻo dai, từ đó bé giữ được đầu một cách chắc chắn, an toàn và phát triển các dạng vận động khác.
Vào giai đoạn 4 đến 5 tháng, trẻ học cách chống hai tay xuống để đẩy phần đầu và thân lên cao hơn, tay có thể di chuyển sang trái hoặc phải. Động tác này tăng sự khéo léo của đôi tay cũng như luyện tập sức mạnh, sự thăng bằng và phối kết hợp nhiều bộ phận cơ thể, giúp bé học ngồi một cách vững vàng sau này.
Bên cạnh đó, nếu bé chỉ nằm ngửa thì sẽ thấy thế giới xung quanh rất nhàm chán. Thay đổi góc nhìn cho bé khiến con có điều kiện khám phá môi trường xung quanh tốt hơn, kích thích các giác quan như thị giác, khứu giác, thính giác, xúc giác và vị giác của bé. Chính những điều thú vị của môi trường xung quanh là động lực cho bé vận động, trườn bò. Ngược lại, trẻ hạn chế về vận động cũng gặp hạn chế về các giác quan, cảm xúc và khả năng tập trung chú ý.
Tập tummy time bao nhiêu là phù hợp với bé?
Nghiên cứu đã cho thấy, những trẻ được tập tummy time tối thiểu 80 phút mỗi ngày đạt được các mốc phát triển trung bình tốt hơn những trẻ không tập. Tuy nhiên, khi tập tummy time, bố mẹ cần chú ý không nên tập liên tục quá lâu. Với trẻ sơ sinh, thời gian tập chỉ nên kéo dài từ 30-60 phút mỗi ngày và chia làm nhiều lần. Khi trẻ lớn hơn có thể tăng dần khoảng thời gian tập này lên. Bố mẹ cũng cần chú ý, tuyệt đối chỉ tập động tác này vào ban ngày hoặc giấc ngủ ngắn ban ngày, không tập vào ban đêm để tránh rủi ro hội chứng SIDS (Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh).
Một số cách tập tummy time hiệu quả
Mỗi bé sẽ có một sở thích khác nhau về tư thế tập tummy time, bố mẹ có thể tham khảo các tư thế tập cho bé như sau
- Bé nằm sấp trên đùi bố mẹ

- Bé nằm trên mặt phẳng chống tay trước ngực

- Đặt khăn/ gối chữ C dưới ngực của bé khi nằm sấp

- Cho bé chơi “máy bay”

- Tummy time với bóng gym

Do trẻ sơ sinh còn có nhiều hạn chế về mặt vận động, chủ yếu bé nằm nhiều nên bố mẹ hãy tận dụng thời gian bé thức để tập tummy time cho bé và thêm kết nối giữa bé và bố mẹ nhé!
Nguồn : Sưu tầm