THÌA ĂN DẶM CHO BÉ LÀM BẰNG CHẤT LIỆU GÌ THÌ AN TOÀN
Thìa ăn dặm là vật dụng không thể thiếu khi nuôi con theo phương pháp hiện đại hay truyền thống, tuy nhiên việc sử dụng nó sẽ kéo theo sau đó sẽ là một chuỗi quan ngại về sức khỏe cho bé nếu mẹ lựa chọn thìa ăn có chất liệu không an toàn. Vậy thìa ăn dặm cho bé làm bằng chất liệu gì thì an toàn
Nếu xét về độ an toàn thì thìa gỗ có lẽ an toàn với trẻ do không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất, tuy nhiên bản thân thìa gỗ cũng sẽ có môt ít thành phần hóa học trong quá trình xử lý sản phẩm. Do đó xét tổng thể thì khó có thể đánh giá được chất liệu nào an toàn nhất. Phần sau đây sẽ hướng dẫn mẹ cách chọn thìa ăn dặm theo từng chất liệu an toàn
>> Xem thêm các chủ đề về dụng cụ ăn dặm.
Cách chọn chất liệu thìa bằng nhựa an toàn

Xét về độ phổ biến thì thìa ăn dặm bằng nhựa được nhiều mẹ sử dụng hơn vì tính tiện lợi. Tuy nhiên không phải nhựa nào mẹ cũng có thể sử dụng được cho trẻ vì nếu lựa chọn không đúng sẽ khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa vì nhiễm khuẩn bởi dụng cụ ăn dặm. Đặc biệt một số thìa ăn dặm bằng nhựa không thể sử dụng được trong lò vi sóng.
Tiêu chí để lựa chọn thìa nhựa an toàn
- Lựa chọn các thương hiệu nổi tiếng hoặc có địa chỉ, thông số sản phẩm rõ ràng.
- Xem trên bao bì sản phẩm có chứng nhận không chứa BPA không (BPA-Free).
- Ký hiệu hình lò vi sóng: tại sao phải cần vì khi sử dụng thìa có loại này mẹ sẽ không lo thìa bị hư ở nhiệt độ cao. Có thể tiệt trùng bằng nước sôi, lò vi sóng hay các máy tiệt trùng chuyên dụng.
- Xem các ký hiệu tam giác có đánh số bên trong (phân loại chất liệu nhựa): chỉ sử dụng các số 2, 4, 5 còn lại 1,3,6,7 đều không an toàn với bé.
Thìa gỗ ăn dặm an toàn, tiện lợi cho trẻ

So với thìa nhựa thì thìa gỗ ăn dặm sẽ an toàn hơn tuy nhiên mẹ phải lưu ý các tiêu chí sau khi lựa chọn thìa gỗ ăn dặm cho bé.
Tiêu chí để lựa chọn:
- Lựa chọn các thương hiệu nổi tiếng hoặc có địa chỉ, thông số sản phẩm rõ ràng.
- Lựa chọn gỗ có các thành phần tự nhiên, không hóa chất (đặc biệt là sử dụng các chất tẩy trắng Biphenyl và Hydrogen trong quá trình sản xuất thìa gỗ)
- Bề mặt gỗ láng mịn, không xơ.
- Lớp sơn của thìa gỗ ăn dặm phải có chứng nhận sơn không hóa chất an toàn với trẻ và thực phẩm. Cái này mẹ có thể xem trên bao bì của sản phẩm.
- Nên lựa chọn lọa thìa gỗ có đầu thìa không thể tách rời (một số thìa gỗ thường sẽ có đi kèm các miếng nhựa mềm, có thể tách rời để vệ sinh ở đầu thìa) bởi vì nó sẽ khiến trẻ bị hóc dị vật nếu vô tình nó bị rơi ra.
- Thìa gỗ thường có đầu muỗng cứng hơn so với silicone, nhựa vì vậy mẹ nên cân nhắc nếu bé thường có thói quen gặm đồ vật.
- Thìa gỗ xài lâu sẽ bị xơ do đó mẹ luôn kiểm tra kỹ trước khi tiến hành cho bé ăn dặm, tránh tổn thương miệng bé.
- Độ tuổi khuyến nghị: khi trẻ tự chủ được việc ăn uống, tốt nhất trên 18 tháng.
Thìa ăn dặm có chất liệu kim loại (inox chẳng hạn)

Thìa ăn dặm có chất liệu kim loại thường không được khuyến khích sử dụng trong thời kỳ đầu ăn dặm bởi độ cứng của nó sẽ làm tổn thương nướu của bé. Nếu bé trên 18 tháng và có thể độc lập trong việc tự ăn bạn có thể cân nhắc sử dụng loại thìa này với những tiêu chí sau
Tiêu chí để lựa chọn thìa kim loại (inox chẳng hạn)
- Lựa chọn các thương hiệu nổi tiếng hoặc có địa chỉ, thông số sản phẩm rõ ràng.
- Do tính dẫn nhiệt của thìa Inox nếu bạn muốn để bé tự ăn thì nên lựa chọn các thìa có miếng đệm ở tay cầm để giúp bé không bị bỏng trong quá trình khám phá đồ ăn. (nói chứ cái này cũng không cần thiết vì chắc chẳng mom để đồ nóng trước mặt bé cả).
- Nhẹ, cán không quá dài nếu như mẹ có ý định cho bé tự khám phá đồ ăn.
- Độ tuổi khuyến nghị: khi trẻ tự chủ được việc ăn uống, tốt nhất trên 18 tháng.
>> Xem thêm bài viết có nên sử dụng thìa kim loại cho bé ăn dặm tại đây.
Thìa sứ ăn dặm an toàn, tiện lợi cho trẻ

Thìa sứ ít được sử dụng hơn khi cho con ăn dặm bởi vì rất dễ bị vỡ trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên thìa sứ cũng khá là an toàn vì vậy mẹ cũng đừng nên bỏ qua loại chất liệu này. Để có một thìa sứ ăn dặm an toàn cho trẻ mẹ cần lưu ý các điểm sau
Tiêu chí để lựa chọn
- Lựa chọn các thương hiệu nổi tiếng hoặc có địa chỉ, thông số sản phẩm rõ ràng.
- Chỉ mua các sản phẩm đã được công bố chất lượng bởi các cơ quan có thẩm quyền.
- Dùng nước để kiểm tra gốm giả sứ, bán sứ và sứ. Đồ gốm giả sứ dễ nhận biết vì men đục, nhẹ xốp, hút nước cao từ 20 – 30%. Đồ bán sứ hút nước từ 5 – 10% còn đồ sứ thường không hút nước hoặc nếu có thì dưới 3% . Nên sử dụng sứ nguyên chất không pha.
- Lựa chọn các thìa màu trắng thuần để tránh các hóa chất trong quá trình sản xuất vốn thường có ở các bát có nhiều hoa văn, màu sắc bắt mắt.
- Lưu ý kiểm tra thìa sứ có bị sứt mẻ trước khi ăn không, nếu có thì phải thay để tránh làm tổn thương miệng bé.
- Độ tuổi khuyến nghị: khi trẻ tự chủ được việc ăn uống, tốt nhất trên 18 tháng.
Thìa ăn dặm từ lúa mạch

Tiêu chí để lựa chọn:
- Lựa chọn các thương hiệu nổi tiếng hoặc có địa chỉ, thông số sản phẩm rõ ràng.
- Chỉ mua các sản phẩm đã được công bố chất lượng bởi các cơ quan có thẩm quyền.
- Lựa chọn các sản phẩm có thể dùng được trong tủ đông, lò vi sóng, nếu có thành phần nhựa kết hợp thì phải đảm bảo không chứa BPA.
- Độ tuổi khuyến nghị: khi trẻ tự chủ được việc ăn uống, tốt nhất trên 18 tháng.
Thìa ăn dặm silicon

- Lựa chọn các thương hiệu nổi tiếng hoặc có địa chỉ, thông số sản phẩm rõ ràng.
- Chỉ mua các sản phẩm đã được công bố chất lượng bởi các cơ quan có thẩm quyền.
- Lựa chọn các sản phẩm có thể dùng được trong tủ đông, lò vi sóng, nếu có thành phần nhựa kết hợp thì phải đảm bảo không chứa BPA.
- Một số loại thìa khả năng chịu nhiệt kém vì vậy mẹ nên đọc kỹ thông số trước khi mua, vì mình đã có lần dùng thìa silicone để khuấy cháo, sau đó không thấy đầu thìa đâu luôn.
- Không giới hạn tuổi.
Vậy nên chọn thìa chất liệu nào cho bé?
Có nên thìa ăn dặm bằng sứ không
Nếu bé đã có thể kiểm soát hành vi khi ăn thì thìa sứ sẽ an toàn hơn so với các loại chất liệu khác. Còn ngược lại mẹ sẽ phải bỏ thời gian để dọn dẹp mảnh vỡ từ thìa cũng như lúc nào cũng đối mặt với nguy cơ không an tòan vớn trẻ.
Mua thìa ăn dặm bằng silicon hay nhựa có nên không
So với các chất liệu khác, thìa ăn dặm bằng silicon hay nhựa được đông đảo các mẹ yêu thích bởi tính mềm, dẻo dai, an toàn của nó. Tuy nhiên ngoài yếu tố kinh tế, thìa ăn dặm bằng silicon hay nhựa cũng có những nhược điểm nhất định.
>> Mẹ có thể tham khảo bài viết chi tiết “Sử dụng thìa ăn dặm bằng silicon hoặc nhựa có an toàn”.
Nên chọn loại thìa ăn dặm chất liệu nào an toàn
Sử dụng thìa bằng kim loại thì sao?
Thìa bằng kim loại chỉ nên sử dụng cho bé trên 18 tháng, bởi vì độ cứng của thìa sẽ làm tổn thương nướu của trẻ, cũng như khối lượng của thìa kim loại khá là nặng so với khả năng nâng đỡ đồ vật của trẻ. Dễ làm trẻ chán ăn.
Còn các loại thìa thuần tư nhiên như gỗ, lúc mạch thì sao?
Rõ ràng tự nhiên bao giờ cũng tốt ngoại trừ những thành phần hóa học còn tồn động trong quá trình sản xuất. Thìa gỗ, lúa mạch nói chung đều sẽ tốt hơn các loại thìa khác vì ít sử dụng hóa chất trong quá trình xử lý.
Tuy nhiên nhược điểm của loại này đó là khi sử dụng lâu, thìa dễ bị mốc do quá trình vệ sinh không kỹ.
Khó có thể nói thìa ăn dặm chất liệu nào thì an toàn tuyệt đối với bé, vì mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng. Do đó mẹ nên cân nhắc nhu cầu, khả năng kinh tế để lựa chọn cho bé thìa ăn dặm phù hợp.
Hy vọng qua bài viết này mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích để lựa chọn cho con mình những món ăn dặm tuyệt vời nhất. Hãy cho chúng tôi biết quan điểm của bạn.
Nếu quá khó khăn trong việc lựa chọn thìa ăn dặm cho bé, mời mẹ xem thêm địa chỉ mua thìa uy tín tại đây.