Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ – Cách bảo quản sữa mẹ
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, chắc hẳn các mẹ đều muốn khi đi làm mình sẽ vẫn có thể cho con uống sữa mẹ. Chính vì lẽ đó mà nhiều mẹ đã chọn cách trữ đông sữa sau khi vắt để cho con dùng dần. Tuy nhiên việc bảo quản sữa mẹ sau khi vắt không hề đơn giản. Dưới đây là một số lưu ý cần biết khi bảo quản sữa mẹ sau khi vắt.
Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ – Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt
Việc bảo quản nếu không cẩn thận sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có trong sữa mẹ, do đó mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây.

Quá trình trước khi vắt sữa
Ở giai đoạn này mẹ cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh để đảm bảo sữa vắt không có bất kỳ nguy cơ nhiễm khuẩn nào từ bên ngoài. Cụ thể cần thực hiện các bước như:
- Vệ sinh tay thật sạch với xà phòng và nước. Hoặc có thể dùng dung dịch khử trùng tay có ít nhất từ 60% độ cồn trở lên.
- Vệ sinh các bộ phận của máy hút sữa. Đặc biệt cần thay thế các ống dây đã bẩn, mốc. Hãy làm tốt khâu này vì nó là con đường dễ nhất để các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé.
>> Tham khảo thêm Cách vệ sinh máy hút sữa an toàn
- Nếu cơ quan có bố trí phòng dùng chung cho các mẹ hút sữa, thì mẹ cần lưu ý lau mặt đồng hồ hiển thị, nút công tắc và mặt bàn bằng khăn lau khử trùng.
Quá trình sau khi vắt/hút sữa
Sữa mẹ sau khi vắt mẹ cần lưu ý những công việc sau để đảm bảo nguồn sữa chất lượng mà vẫn an toan cho bé khi sử dụng. Cụ thể:
- Sử dụng túi trữ sữa chuyên dụng để đựng sữa mẹ sau khi vắt (khuyến khích vì tính nhỏ gọn, an toàn). Ngoài ra mẹ có thể dùng hộp đựng thủy tinh hay bằng nhựa, nhưng dù dùng loại nào mẹ cũng phải lưu ý đảm bảo nó có nắp đậy kín.
- Lưu ý đến ký hiệu trên bao bì túi, hộp nhựa. Không dùng các đồ dùng có ký hiệu tái chế số 7 Bisphenol-A, đây là loại có chứa BPA. Không an toàn cho bé
- Không dùng túi nhựa để đựng sữa cho bé
>> Tham khảo thêm Cách kích sữa bằng máy hút sữa.
Hướng dẫn điều kiện bảo quản sữa mẹ mới vắt

Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng
Nhiệt độ phòng phải đảm bảo 19-26 độ C
Thời gian bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng:
- Bảo quản sữa mẹ mới vắt/hút ở nhiệt độ phòng : Tốt nhất 4 giờ.
- Bảo quản sữa mẹ rã đông ở nhiệt độ phòng: 1 – 2 giờ.
- Sữa mẹ còn sau mỗi cử bú của bé: sử dụng trong vòng 2 giờ sau khi bé bú còn. Quá thời gian trên mẹ không nên dùng nữa
Bảo quản sữa mẹ ở ngăn mát tủ lạnh
Nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh phải đảm bảo <4 độ C
Thời gian bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh:
- Bảo quản sữa mẹ mới vắt/hút ở nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh : Tốt nhất 4 ngày
- Bảo quản sữa mẹ rã đông ở nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh: Tốt nhất 1 ngày.
- Sữa mẹ còn sau mỗi cử bú của bé: sử dụng trong vòng 2 giờ sau khi bé bú còn. Quá thời gian trên mẹ không nên dùng nữa
Bảo quản sữa mẹ ở ngăn đông tủ lạnh
Nhiệt độ ngăn đông tủ lạnh phải đảm bảo -18 đến – 20 độ C
Thời gian bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ ngăn đông tủ lạnh:
- Bảo quản sữa mẹ mới vắt/hút ở nhiệt độ ngăn đông tủ lạnh : Tốt nhất 6 tháng. Có thể để tối đa 12 tháng
- Bảo quản sữa mẹ rã đông ở nhiệt độ ngăn đông tủ lạnh: Không làm đông lại sữa mẹ đã rã đông.
- Sữa mẹ còn sau mỗi cử bú của bé: sử dụng trong vòng 2 giờ sau khi bé bú còn. Quá thời gian trên mẹ không nên dùng nữa
Mẹ có thể tham khảo bảng Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ từ CDC Hoa kỳ – Trích nguồn bệnh viện Từ Dũ

>> Xem thêm video hướng dẫn Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ – Bảo quản sữa mẹ đã vắt như thế nào
Chất dinh dưỡng trong sữa mẹ khi bảo quản
Các nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy, sữa mẹ càng trữ lâu thì hàm lượng Vitamin C có trong sữa mẹ càng thất thoát nhiều. Do đó mẹ cần có cách ghi chép để sắp xếp sử dụng sữa một cách hợp lý.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy lượng chất dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ thay đổi để đáp ứng nhu cầu của bé. Do đó sữa mẹ sau khi vắt lúc trẻ mới sinh sẽ không đáp ứng được lượng dinh dưỡng cần thiết nếu dùng cho trẻ vài tháng tuổi.
Một số lưu ý khi cất trữ sữa mẹ
- Phải ghi nhãn ngày trên các túi trữ sữa/bình sữa để có thể tiện quản lý, bố trí dùng dần khi trữ đông.
- Nên sử dụng tủ trữ đông riêng là tốt nhất. Tuy nhiên nếu không có điều kiện thì mẹ vẫn dùng tủ lạnh gia đình cũng được. Tuy nhiên cần lưu ý không mở – đóng cửa tủ lạnh thường xuyên vì sẽ thay đổi nhiệt độ đột ngột, gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa trữ trong tủ lạnh.
- Sữa sau khi vắt/hút nếu không dùng ngay trong 4 ngày, mẹ cần phải trữ đông ngay để đảm bảo an toàn cũng như chất lượng dinh dưỡng trong sữa.

>> Xem thêm những lưu ý để rã đông sữa mẹ
Một số lưu ý khi cấp đông sữa mẹ
- Sử dụng túi đá giữ nhiệt để bảo quản sữa khi có nhu cầu đi chơi xa, tuy nhiên chỉ được tối đa 24h. Do đó bạn cần phải cấp đông lại ngay.
- Không dồn nhiều sữa vào túi trữ sữa/ bình sữa vào một lần duy nhất, mà cần chia nhỏ theo cử bú của bé để tránh lãng phí.
- Một điểm mà mẹ cần lưu ý (mình thấy các mẹ hay quên nhất) là không đổ sữa đầy túi trữ sữa/ bình sữa vì khi trữ đông, sữa mẹ sẽ nở ra do đó có thể gây những vết nứt/rò rỉ mà mẹ không thế biết được.
Trên đây là toàn bộ những lưu ý cần thiết khi bảo quản sữa mẹ sau khi vắt/hút sữa. Chúc các mẹ có một ngày vui vẻ thư giãn với bé yêu của mình!!!