Những Điều Mẹ Cần Biết Khi Cho Con Bú Sau Sanh Mổ
Ai cũng mong muốn cho con mình những điều tốt đẹp nhất, hạn chế tối đa những rủi ro, nguy cơ có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Chính vì lẽ đó, các mẹ sanh mổ thường không cảm thấy thoải mái khi cho con bú vừa chào đời với các lý do như:
- Khi sanh mổ sữa mình có kịp về cho bé bú không ?
- Sử dụng thuốc giảm đau khi sanh mổ có ảnh hưởng đến sữa con bú hay không ?
- Cho bé bú tư thế nào sẽ không bị đau?
- bla..bla…chuyện
Đó là mẹ đã lo lắng thái quá, khoa học đã chứng minh mẹ hoàn toàn có thể cho con bú sau sanh mổ. Tuy nhiên mẹ sẽ phải đối mặt với một vài vấn đề sau:
- Làm chậm lộ trình cho con bú sớm giai đoạn 1 giờ đầu sau sanh
- Sữa chậm về hơn bình thường
- Khó cho con bú vì các cơn đau từ vết mổ
Sau đây mình sẽ hướng dẫn các mẹ sanh mổ hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục các vấn đề nêu trên.

Sanh mổ làm chậm lộ trình cho con bú sớm giai đoạn 1 giờ đầu sau sanh
Khác với các mẹ sanh thường, việc cho bú sớm giai đoạn 1 giờ đầu sau sanh hầu như khá khó thực hiện được bởi mẹ cần có thời gian phục hồi. Đặc biệt là đối với các mẹ sanh mổ bằng phương pháp gây tê màng cứng hay gây tê tủy sống.
Tuy nhiên mẹ hoàn toàn có thể cho con bú sớm giai đoạn 1 giờ đầu sau sanh nếu mẹ và bé sức khỏe đều ổn định. Điển hình như tại Bệnh viện Từ Dũ , nếu sức khỏe mẹ và bé ổn, thì đều được các bác sĩ cho thực hiện da kề da, hay thậm chí bú ngay trong phòng mổ.
Trong trường hợp do yếu tố sức khỏe, mẹ không thể thực hiện da kề da thì cũng đừng qua lo lắng. Tâm trạng không thoải mái cũng ảnh hưởng đến việc tạo sữa cho bé. Mẹ có thể cho bé thực hiện da kề da và tập cho bé bú ngay khi sức khỏe phục hồi hoàn toàn. Đừng lo vì bé vẫn có thể hưởng đầy đủ những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Sanh mổ làm sữa chậm về hơn bình thường
Trước tiên cần làm rõ các giai đoạn trong sữa mẹ:
Sữa non: đây là sữa hình thành từ tuần 14-16 của thai kỳ, và nó sẽ tiết ra vào 3 ngày đầu sau khi sanh. Với đặc điểm màu nhạt, sánh đặc….Mẹ sẽ không cảm thấy căng ngực ở giai đoạn này vì lúc này lượng sữa ít.
Sữa trưởng thành: hình thành sau khoảng thời gian từ 3-5 ngày sau sinh, gồm 2 phần
- Sữa đầu bữa: màu trắng, chứa nhiều nước và các chất dinh dưỡng
- Sữa cuối bữa: màng vàng giống sữa đặc, chứa nhiều chất béo và năng lượng

Đối với các mẹ sanh mổ thì việc hình thành sữa trưởng thành chậm hơn. Nhưng đừng lo bởi mẹ có thể khắc phục bằng những việc nhỏ nhưng vô cùng hiệu quả sau đây:
- Kích thích tiết sữa bằng cách thực hiện da kề da
- Nguyên tắc càng bú nhiều càng nhiều sữa: Khoa học đã chứng minh cho con bú càng nhiều thì sữa càng tiết nhiều, do đó mẹ hãy cố gắng theo nhu cầu của bé. Hãy bỏ quan điểm đợi sữa về mới cho bé bú, hãy cho bé bú ngay cả khi sữa mẹ chưa về. Cố gắng quan sát để theo dõi dấu hiệu đòi bú của bé hoặc cứ cách từ 2-3 tiếng mẹ gọi bé dậy một lần (không để bé ngủ quá 4 tiếng).
- Ngủ nhiều giúp mẹ nhanh hồi phục sau sanh mổ, xóa tan đi sự mệt mỏi, những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa.
- Sử dụng máy hút sữa hoặc vắt sữa bằng tay.

Lưu ý: Đối với sữa non thì việc mẹ vắt sữa bằng tay là hiệu quả nhất. Trong trường hợp nếu bé vẫn chưa ti được thì mẹ có thể vắt tay để lấy những giọt sữa non quý gia, sau đó dùng thìa để đút cho bé.
Trích – Bệnh Viện Từ Dũ
>> Xem thêm Video Hướng Dẫn Cách Vắt Sữa Non Bằng Tay.
Các tư thế bú hợp cho các mẹ sanh mổ

Việc sanh mổ sẽ khiến cho mẹ khó khăn hơn trong việc cho con bú. Trong các ngày đầu cho bé bú mẹ có thể sử dụng các tư thế sau để việc cho cho bú trở nên đơn giản hơn.
Tư thế nằm nghiêng
- Tư thế này phù hợp với mẹ vừa sanh mổ
- Tư thế này giúp mẹ cho bé bú dễ dàng mà không gây tác động đến vết thương mổ
- Tư thế này thực hiện như sau: mẹ nằm nghiêng 1 bên với bé. Lưng mẹ có thể tựa vào gối và có thể kẹp thêm gối giữa 2 đầu gối cho thoải mái. Đảm bảo gối tựa đầu không che mặt hay đầu bé. Dùng 1 tay chặn gối đầu để đảm bảo không chạm đầu bé, tay còn lại mẹ có thể nâng bầu vú cho bé dễ dàng ngậm.
- Hướng của bé và mẹ: 3 bộ phận tai – vai – hông của bé phải nằm thằng hàng, bụng bé phải chạm bụng mẹ. Dùng thêm khăn hoặc mền để lót phía lưng, để bé có thể bú một cách dễ dàng. Sau khi bú xong mẹ nhớ lưu ý lấy ra.
Lưu ý: trong 1-2 ngày đầu tiên bé có thể hay xảy ra tình trạng sặc, ọc sữa, nhả nhớt trong miệng. Để hạn chế mẹ có thể nâng đầu đường cao hơn một chút hay lót khăn/mền sao cho đầu bé cao hơn thân người. Một điều vô cùng quan trọng đó là luôn phải có người thân canh chừng, bởi sức khỏe của mẹ sau sanh mổ chưa ổn định hẳn do đó dễ xảy ra tình trạng thiếp đi, đè con lúc nào không hay.
Tư thế nằm nửa ngồi
- Ở tư thế này mẹ cũng sẽ hạn chế được các tác động đến vết thương mổ.
- Tư thể này được thực hiện như sau: Mẹ nằm trên giường với tư thế nằm cao, bằng cách điều chỉnh độ cao đầu giường từ 30-45 độ hoặc có thể sử dụng khăn/gối/mền để lót với độ cao tương tự. Bé đặt trên người mẹ và đối diện với núm vú, theo bản năng bé sẽ tự tìm đến và ngậm bắt vú mẹ
Tư thế ngồi cho bé bú (tư thế ôm bóng)
- Ở tư thế này mẹ cũng sẽ hạn chế được các tác động đến vết thương mổ.
- Tư thể này được thực hiện như sau: mẹ có thể ngồi dựa vào tường (phía sau lưng cần lót gối/khăn/mền để tạo cảm giác thoải mái) hoặc có thể điều chỉnh độ cao của giường phù hợp với tư thể ngồi. Ở dưới cánh tay mẹ lót thêm gối hoặc mền để nâng đỡ phần thân của bé
Trên đây là toàn bộ những điều mẹ cần biết khi cho con bú sau sanh mổ, đó là chỉ giải pháp về mặt thể chất. Yếu tố Tâm lý rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo và tiết sữa. Bởi cơ thể căng thẳng sẽ tiết ra hóc môn làm chậm quá trình tiết sữa. Do đó khi thấy bất an, mẹ nên chia sẻ cảm xúc với người nhà để được thấu hiểu mẹ nhé.